Nên chọn làm sàn nhà bằng sàn gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp hay gỗ sinh thái?

Nên chọn làm sàn nhà bằng sàn gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp hay gỗ sinh thái? Trong một công trình, sàn nhà là một bộ phận quan trọng nhất của ngôi nhà và cũng được sử dụng nhiều nhất so với các bộ phận khác (tường, trần, nội thất, thiết bị…). Do đó bất kỳ chủ đầu tư nào cũng dành nhiều quan tâm đến vật liệu lát sàn, tấm lót sàn. Hiện nay có rất nhiều vật liệu lát sàn như: sàn nhựa, tấm nhựa, sàn nhựa hèm khóa, sàn gỗ công nghiệp, sàn gỗ tự nhiên, gạch ceramic, gạch men…
 

Gạch nhựa, ván sàn nhựa, sàn nhựa, tấm lót sàn :

Là loại vật liệu mới, được làm bằng tấm hợp chất Poly Vinyl Clorua và bột đá CaCO3, được lắp trực tiếp lên bề mặt nền xi măng (nền bê tông), nền gạch men.
 
– Ưu điểm: sản phẩm có rất nhiều mẫu mã như vân gỗ, vân đá, vân thảm, nhiều hoa văn và đa dạng về màu sắc. Khi lắp đặt nhìn như gỗ thật, đá thât. Độ thẩm mỹ cao, màu sắc hoa văn tinh tế. Dễ thi công và thời gian lắp đặt nhanh chóng. Tính đàn hồi cao, không sứt mẻ, không cong vênh, mối mọt, chịu được ngâp nước, không bị lạnh như sàn gỗ hay gạch men và không biến dạng khi đặt vật nặng. Có cảm giác êm chân khi sử dụng.
 
– Nhược điểm: không thi công ngoài trời được.
 

Sàn gỗ từ nhựa sinh thái Ecovina:

Sàn gỗ sinh thái Ecovina
Sàn gỗ sinh thái Ecovina
+ Giống gỗ tự nhiên
+ Đặc biệt chịu nước , nhiệt ngoài trời
+ Màu sắc đa dạng , kiểu vân phong phú
+ Không cong vênh , mối mọt , mục nát
+ Tuổi thọ lâu dài , chịu được thời tiết ngoài trời
+ Không trơn trượt
+ Chi phí bảo dưỡng thấp , thân thiện môi trường
 

Sàn công nghiệp (sàn Laminate) :

Là vật liệu không mới nhưng hiện nay lọai vật liệu này cũng rất phổ biến và quen thuộc trên thị trường.
– Ưu điểm: bề mặt rất giống gỗ tự nhiên, màu sắc và vân phong phú. Giá thành không cao và thi công rất nhanh, không cần đinh hay keo liên kết. Chống bám bẩn. Dễ dàng tháo dỡ và lặp đặt vào vị trí khác.
 
– Nhược điểm: Khi thi công ồn ào và bụi bặm,
 
Không chịu được nước, cong vênh mối mọi, có hóa chất chống mối mọt độc hại, do đó không nên lát sàn nhà wc hoặc sàn tầng 1 hoặc những sàn thường xuyên bị dính nước. Lưu ý không dùng loại ván sàn công nghiệp rẻ tiền hoặc không rõ xuất xứ, những loại kém chất lượng này dễ cong vênh, độc hại và bạc màu không đều.
 
– Giá thành: từ 200.000đ/m2 đến 390.000đ/m2 hoàn thiện.
 

Gỗ tự nhiên :

Là loại vật liệu tự nhiên, truyền thống, luôn đứng ở vị trí hàng đầu về vật liệu lát nền. Trên thị trường phổ biến là sàn gỗ Giáng Hương, Căm Xe, Pơ mu, Teak, Birch, Kenji… với nhiều quy cách (kích thước của mỗi tấm ván sàn) và kiểu ghép khác nhau. Ván sàn gỗ tự nhiên thường có chiều dày 1,5m hoặc 1,8cm. Ván sàn có kích thước tấm càng lớn thì càng ít vết ghép và giá thành cùng càng cao.
 
– Ưu điểm: Bền, đẹp, thân thiện và tạo cảm giác thoải mái cho người sử dụng (ấm áp vào mùa đông và mát vào mùa hè). Chưa bao giờ (cũng có thể sẽ không bao giờ) là vật liệu lỗi mốt. Sơn hoàn thiện bề mặt có loại bóng và bóng mờ, che đi vết xước của thớ gỗ nhưng vẫn nhìn thấy và cảm nhận được vẻ đẹp tự nhiên của các vân gỗ.
 
Sàn gỗ tự nhiên dễ lau chùi, không cứng như sàn gạch, đá. Ngày nay, sàn gỗ tự nhiên lắp ráp theo công nghệ hèm khoá, không cần xương gỗ và không dùng đinh, keo nên thời gian thi công cũng rất nhanh, khả năng tháo dỡ và lắp lại cũng dễ dàng như sàn gỗ công nghiệp.
 
– Nhược điểm: Tốn chi phí bảo dưỡng. Không đa dạng về màu sắc và vân gỗ. Hiện nay rất ít sàn gỗ tự nhiên có màu sáng (do gỗ màu sáng thường không cứng hoặc công nghệ làm trắng gỗ trong nước còn hạn chế), phổ biến là sàn gỗ màu nâu đỏ. Độ giãn nở của sàn gỗ tự nhiên lớn nên phải để khe co giãn ở góc phòng và che bằng phào chân tường. Đối với sàn rộng có thể phải tạo khe co giãn ở giữa sàn. Cát, bụi có thể tích tụ vào khe nối giữa các tấm ván sàn.
 
– Giá thành: từ 400.000đ/m2 đến 800.000đ/m2 hoàn thiện.
 
Trên đây là một số ý kiến tổng hợp và so sánh giữa các loại vật liệu làm sàn nhà, chúc quý khách có được sự lựa chọn vật liệu làm sàn phù hợp cho ngôi nhà của bạn.
Tags:

Bình luận

0 bình luận

  • Hãy là người đầu tiên để lại bình luận cho bài viết này!
Messenger
Zalo
Gọi ngay
Form liên hệ

Để lại lời nhắn